Bạn đang thắc mắc cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng là gì? Quy trình thực hiện lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhà hàng bao gồm những bước nào?
Hồ sơ thực hiện xin bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng gồm những bước nào? Các bước lập mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường?
Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về bản cam kết bảo vệ môi trường dành cho nhà hàng để bạn có thể tham khảo.
1. Bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà hàng với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng để có thể xây dựng nhà hàng.
Thông qua việc cam kết bảo vệ môi trường, các nguồn tác động đến môi trường sẽ được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các phương án thích hợp bảo vệ môi trường.
2. Quy trình thực hiện lập bản cam kết bảo vệ môi trường nhà hàng
Việc thực hiện lập bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng sẽ do pháp luật hiện hành quy định, bao gồm những bước sau:
- Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án.
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt cam kết bảo vệ môi trường nhà hàng.
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt đề án.
3. Hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng
Để có thể đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cho nhà hàng, bạn sẽ cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
- Bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng bao gồm: trang bìa, trang phụ bìa. Cấu trúc, nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT;
- Dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (Bản chính hoặc bản sao có công chứng);
Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
4. Thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng
Các bước thực hiện thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng sẽ bao gồm những bước sau:
Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh nhà hàng tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức
- Trường hợp chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Bước 3: Bạn nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường.
5. Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Bạn có thể tham khảo và tải mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường dưới đây:
TẢI MẪU BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
6. Hướng dẫn cách điền thông tin văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của bản cam kết bảo vệ môi trường của nhà hàng được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, theo đó, bản cam kết bảo vệ môi trường dành cho nhà hàng của bạn cần phải đáp ứng được yêu cầu về hình thức như trên cũng như yêu cầu về nội dung như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên Dự án: (đúng như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/phương án sản xuất – kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của Dự án)
1.2. Tên cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: …
1.3. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: …
1.4. Người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: …
1.5. Phương tiện liên lạc với cơ quan, doanh nghiệp Chủ dự án: (số điện thoại, số Fax, E-mail …).
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN
Mô tả vị trí địa lý (tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới) của địa điểm thực hiện dự án kèm theo sơ đồ minh họa chỉ rõ các đối tượng tự nhiên (sông ngòi, ao hồ, đường giao thông …), các đối tượng về kinh tế – xã hội (khu dân cư, khu đô thị; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án.
Chỉ rõ đâu là nguồn tiếp nhận nước thải, khí thải của dự án kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện hành áp dụng đối với các nguồn này.
III. QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH
Nêu tóm lược về quy mô/công suất sản xuất; công nghệ sản xuất; liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng của chúng.
IV. NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
- Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho sản xuất được tính theo ngày, tháng hoặc năm và phương thức cung cấp.
- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho sản xuất.
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
5.1. Các loại chất thải phát sinh
5.1.1. Khí thải: …
5.1.2. Nước thải: …
5.1.3. Chất thải rắn: …
5.1.4. Chất thải khác: …
(Đối với mỗi loại chất thải phải nêu đủ các thông tin về: nguồn phát sinh, tổng lượng phát sinh trên một đơn vị thời gian, thành phần chất thải và hàm lượng/nồng độ của từng thành phần)
5.2. Các tác động khác:
Nêu tóm tắt các tác động (nếu có) do: sự xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; sự xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; sự bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ; sự thay đổi mực nước mặt, nước dưới đất; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; sự biến đổi khí hậu; sự suy thoái các thành phần môi trường; sự biến đổi đa dạng sinh học và các yếu tố khác.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
6.1. Xử lý chất thải:
- Mỗi loại chất thải phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp xử lý tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
- Phải có chứng minh rằng, sau khi áp dụng biện pháp thì các chất thải sẽ được xử lý đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định thì phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
6.2. Giảm thiểu các tác động khác:
Mỗi loại tác động phát sinh đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, thuyết minh về mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp không thể có biện pháp hoặc có nhưng khó khả thi trong khuôn khổ của dự án thì phải nêu rõ lý do và có kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
7.1. Các công trình xử lý môi trường:
- Liệt kê đầy đủ các công trình xử lý môi trường đối với các chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải khác trong khuôn khổ của dự án; kèm theo tiến độ thi công cụ thể cho từng công trình;
- Các công trình xử lý môi trường phải được làm rõ về chủng loại, đặc tính kỹ thuật, số lượng cần thiết.
7.2. Chương trình giám sát môi trường:
Đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN
Cam kết về việc thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tác động khác nêu trong bản cam kết; cam kết xử lý đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về môi trường; cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
7. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP;
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời/giải đáp của chúng tôi về bản cam kết bảo vệ môi trường của hộ gia đình.
Luật Quang Huy là không chỉ là địa chỉ uy tín trong việc tư vấn pháp luật môi trường mà còn có bề dày kinh nghiệm trong việc xin các giấy phép con.
Nếu nội dung bài viết còn chưa rõ, hoặc bạn cần tư vấn, hỏi đáp thêm về dịch vụ hỗ trợ xin bản cam kết bảo vệ môi trường cho hộ gia đình thì bạn có thể kết nối tới Tổng đài tư vấn luật môi trường qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được tư vấn trực tiếp.
Trân trọng./.
- Xưởng Nội Thất Đạt Phát
- Liên hệ:KTS Mr Hiếu 0908 337963
- Zalo(Phone): 0938986801
- Email: hieusofa1972@gmail.com
- Website: KHUYẾN MÃI NAIL SPA
- Website: DỊCH VỤ SOFA
- Website: DỊCH VỤ KARAOKE