Tác hại của nghề nail từ trước đến nay có lẽ ai cũng biết. Bởi những chất độc hại trong sơn móng và một vài yếu tố tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bởi nghề nail mang lại quá nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và tài chính nên vẫn rất nhiều người đi theo nghề này. Những tác hại của nghề nail là gì? Và chúng ta có cách nào để bảo vệ sức khỏe khi hành nghề nail hay không? Hãy cùng Seoul Academy tìm ra lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Các hóa chất độc hại người làm nghề nail thường tiếp xúc
Hầu hết các sản phẩm được dùng trong nghề nail đều có nguy cơ gây hại đến sức khỏe của các kỹ thuật viên. Cụ thể như nước rửa móng, chất lỏng làm móng nhân tạo, lưu huỳnh sử dụng trong đắp bột móng hay các loại sơn móng,… Mặc dù những chất này sẽ không có hại khi mới bắt đầu sử dụng. Tuy nhiên, sau khi trải qua một quá trình dài và cường độ tiếp xúc lặp đi lặp lại. Cơ thể bạn sẽ bị tổn hại và sinh ra kích ứng.
Tùy vào cơ thể, mỗi người sẽ có cách phản ứng với vấn đề này khác nhau. Dưới đây là một sản phẩm chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của kỹ thuật viên làm nail:
Thuốc tẩy sơn móng (Acetone) – Nguyên nhân gây nên tác hại của nghề nail
Thuốc tẩy sơn móng Acetone là một trong những tác hại của nghề nail có thể gây hại cho mắt, da và cổ họng bởi mùi rất nồng. Đồng thời còn gây ra các cơn đau đầu và chóng mặt, buồn nôn khi phải tiếp xúc trong một thời gian dài.
Chất tẩy keo dán móng (Acetonitrile)
Gây khó chịu cho mũi, họng; gây ra các cơn buồn nôn và khó thở. Thậm chí còn dẫn đến tình trạng suy yếu, kiệt sức với người có sức khỏe không tốt.
Tẩy sơn móng tay (Butyl acetate)
Dễ bị kích ứng, gây đau đầu và khó chịu với các vùng da nhạy cảm như mắt, miệng, da trong mũi và tận bên trong cổ họng.
Tác hại của nghề nail từ nước sơn móng tay (Dibutyl phthalate – DBP)
Tiếp xúc lâu ngày sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho da vùng miệng, mắt, mũi và ảnh hưởng đến cổ họng, mũi.
Chất làm lỏng móng tay nhân tạo (Ethyl methacrylate – EMA)
Đây là nguyên nhân khiến các bạn kỹ thuật viên nail dễ có nguyên cơ mắc bệnh hen suyễn. Gây ảnh hưởng cho bé khi còn đang trong bụng mẹ.
Toluene có trong sơn móng tay và keo dán móng
Khiến vùng da tiếp xúc bị khô, bong da, nứt nẻ. Gây ảnh hưởng đến thận và nguy cơ hư gan. Không những vậy, chất này con gây ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu đang trong quá trình thai nghén.
Tác hại của lưu huỳnh làm nail
Lưu huỳnh là chất dễ bay hơi và có mùi rất hắc, khó chịu. Nếu sử dụng lưu huỳnh với hàm lượng ít và vừa thì sẽ không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên tác hại của lưu huỳnh làm nail vẫn có nếu sử dụng hàm lượng lớn, tiếp xúc nhiều sẽ gây hại tới da, móng và đường hô hấp do hít phải lưu huỳnh.
Nhưng riêng với nghề Nail, đây là nghề sử dụng lưu huỳnh rất nhiều và sử dụng hàm lượng lớn. Lưu huỳnh có vai trò giúp sơn móng bền, bám lâu và lên màu đẹp hơn. Với kỹ thuật nghề Nail phát triển, lưu huỳnh còn được dùng để đắp bột vì có tính dẻo dễ định hình móng. Trong khi đó, đắp bột lại là một trong những dịch vụ thu hút đông đảo khách hàng.
Một số loại hóa chất khác
Hầu hết các chất được liệt kê tiếp theo đây sẽ gây ảnh hưởng cho da, mắt, mũi, miệng. Khiến đầu óc không thể tập trung, thường xuyên xuất hiện các cơn đau đầu và nôn ói…:
- Hợp chất amoni (chất khử trùng).
- Methyl methacrylate – chất có trong sản phẩm làm móng nhân tạo – chất này bị cấm trong một số tiểu bang ở nước ngoài.
- Isopropyl acetate.
- Formaldehyde – sơn móng tay, làm cứng móng tay.
Tác hại của nghề nail ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể như thế nào?
Theo các chuyên gia và các bác sĩ đầu ngành, nghề nail không gây hại đến sức khỏe như chúng ta thường nghĩ. Tuy thực tế vẫn có một số ít người có triệu chứng dị ứng sơn gel với những hóa chất làm nail như: khó thở, đau đầu, dị ứng da… Nhưng nếu chúng ta biết cách bảo hộ khi tiến hành làm nail cho khách hàng thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hầu hết, tác hại của nghề nail đều xuất phát từ các dung dịch, hóa chất được sử dụng trong quá trình hành nghề. Các hóa chất này dễ dàng đi vào cơ thể thông qua:
- Vô tình hít vào phổ, bụi sơn hay hơi sương của sản phẩm. Đặc biệt là những sản phẩm dạng lỏng.
- Sản phẩm dính và móng tay, môi hay mắt
- Nuốt sản phẩm khi sản phẩm bị sinh trên thức ăn không che đậy, ly uống nước, đầy ống hút…
Tùy vào cơ địa của mỗi người, và tần suất tiếp xúc với các chất độc hại trong quá trình làm nghề nail, cơ thể của bạn sẽ mắc bệnh sau thời gian khác nhau.
Đặc biệt, khi sử dụng cùng một lúc hay quá nhiều lần trong một thời gian dài, tình trạng “phơi nhiễm” rất dễ xảy ra. Không những vậy, rủi ro về các bệnh liên quan đến phổi, phế quản, mắt là rất lớn.
>>> Xem thêm: Các bước học làm nail tại nhà đơn giản
Cách giảm thiểu những tác hại của nghề nail đối với cơ thể
Mặc dù tác hại của nghề nail ảnh hưởng rất nhiều nhưng do hiện đang là ngành nghề cực kỳ phát triển. Kỹ thuật viên nail có thể kiếm được mức lương đáng mơ ước và có được cuộc sống ổn định.
Chính vì vậy, để có thể làm lâu trong nghề với sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều, bạn thân bạn và cá nhân chủ tiệm nail phải trang bị thật kỹ để bảo vệ sức khỏe của tất cả nhân viên của mình:
Chú ý cách thiết kế tiệm nail
- Hãy ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm ít chất độc nhất như các sản phẩm “3 – không”: Không Toluene – Không Formaldehyde – Không Dibutyl phthalate; Các loại sản phẩm free – acid (không chứa acid)
- Luôn chú ý và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của các sản phẩm.
- Thiết kế và lắp đặt thông gió trong tiệm. Điều này nhằm đẩy các mùi, chất độc hại ra ngoài, mang không khí trong lành vào tiệm.
- Nếu có thể, tiệm nail không nên thiết kế không gian kín. Nên để cửa hay có lỗ thông hơi trên trần.
- Thường xuyên thay bộ lọc khí mỗi tháng 1 lần.
- Rửa sạch sẽ các chậu hứng của bộ lọc mỗi tuần 1 lần.
Bảo quản hóa chất làm nail đúng cách
- Trữ sản phẩm trong chai thủy tinh có nắp, dán thông tin sản phẩm để ghi chú.
- Đóng chặt nắp chai khi không sử dụng để mùi không bị thoát ra không khí.
- Sử dụng thùng rác bằng kim loại có nắp mở đóng tự động để giữ chặt các sản phẩm làm móng bên trong như: bông gòn, móng giả sau khi tháo hay mùi của các loại rác dễ bốc hay bay ra không khí
- Chỉ nên sử dụng lượng sản phẩm vừa đủ cho mỗi dịch vụ.
- Không đổ hóa chất xuống bồn nước, nhà vệ sinh hay ném các sản phẩm vào cống…
- Luôn rửa tay thật kỹ trước khi đụng vào thức ăn, trang điểm hay hút thuốc.
- Thường xuyên ra ngoài để hít khí trời nếu có thời gian rảnh rỗi.
- Luôn che đậy thức ăn, nước uống và đặc biệt là ly, tách, chén, đũa… tại nơi làm việc.
Thay đổi một số thói quen để tránh tác hại của nghề nail
- Không đưa tay lên da mặt, mắt, mũi khi đang thực hiện làm móng cho khách.
- Luôn có găng tay bảo hộ, khẩu trang và mắt kính (nếu có) trong suốt quá trình làm.
- Rửa tay trước vào sau khi xong dịch vụ.
- Tháo găng tay ngay khi có xuất hiện vết rách, lỗ thủng.
- Bịt kỹ các vết thương hở trên da để bảo vệ vết thương của mình.
- Ngưng sử dụng ngay các loại sản phẩm khiến da bạn bị kích ứng, khó chịu.
Một số mặt trái của nghề Nail cần phải biết
Nghề Nail là nghề ổn định, có thu nhập cao và là nghề thời thượng, đáp ứng đúng nhu cầu của đông đảo người dân hiện nay, trong tương lai. Bên cạnh tác hại của nghề Nail khi tiếp xúc nhiều với những hóa chất có trong sản phẩm. Thì ngành nghề này còn mang rất nhiều mặt trái của nghề nail ai biết:
- Dễ mắc các bệnh xương khớp
- Công việc tập trung cao độ, nhiều áp lực
- Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Dễ mắc các bệnh xương khớp
Tính chất của nghề nail là ngồi nhiều và cúi nhiều. Nhiều salon Nail có những thiết kế để kỹ thuật viên ngồi trên ghế đòn và cúi xuống rất sâu. Chính điều này sẽ khiến xương sống bị cong và không cân đối. Không những vậy, việc ngồi nhiều, ít vận động khiến cả cơ thể dễ mắc các bệnh liên quan đến xương: thiếu xương, lão hóa xương, loãng xương, đau vùng cổ – vai – gáy….
Luôn có thái độ vui vẻ và ân cần
Nghề Nail là nghề dịch vụ, do đó, khách hàng luôn rất quan trọng, và kỹ thuật viên phải lắng nghe ý kiến khách hàng, chiều chuộng khách hàng tốt nhất có thể. Vậy nên, dù bạn đang buồn bực, hoặc không có tâm trạng, thì khi gặp khách hàng, kỹ thuật viên vẫn phải niềm nở và vui vẻ như không có chuyện gì. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên luôn là người lắng nghe và làm theo mọi yêu cầu của khách hàng (trong phạm vi nghề nghiệp), phải đối phó và làm dịu nếu khách hàng cáu gắt, khó chịu.
Công việc tập trung cao độ, nhiều áp lực
Lượng khách hàng thực hiện dịch vụ Nail rất đông, đặc biệt là các ngày lễ và cuối tuần. Do vậy, hầu hết các kỹ thuật viên nail đều phải tập trung cao độ mỗi ngày để không gây ra bất kỳ sai sót nào khi làm móng cho khách. Không những vậy, công việc của kỹ thuật viên rất nhiều, toàn những việc tiểu tiết, cần sự cẩn thận. Do đó, đừng lầm tưởng người làm nghề nail được ngồi trong máy lạnh, công việc nhẹ nhàng mà nhận được lương cao. Họ phải cố gắng và “gồng” sức hết mình để phục vụ khách hàng.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Các chất hóa học sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ nếu đang làm nghề Nail. Vậy nên, lời khuyên dành cho những ai hành nghề này chính là nên xác định thời gian chuẩn bị có em bé để chăm sóc cơ thể tốt hơn. Hoặc sinh con xong rồi hãy làm nghề Nail để mẹ và bé không bị ảnh hưởng xấu.
Lời kết
Có thể nói, công việc nào cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và tác động đến sức khỏe của chúng ta. Nghề nail cũng không thể nào ngoại lệ. Tuy nhiên, để có thể bảo vệ sức khỏe trong khi hành nghề nail, bạn nhất định không được bỏ qua những chia sẻ mà Seoul Academy viết trong bài.
Mặc dù những phương pháp này không thể ngăn cản hoàn toàn 100% tác hại của nghề nail đến từ sản phẩm độc hại. Nhưng nó cũng một phần nào giúp bạn giảm thiểu được nhiều rủi ro sức khỏe trong suốt quá trình làm nghề.
Bạn đang tìm kiếm khóa học nail chuyên nghiệp để nâng cao tay nghề và cập nhật xu hướng làm nail mới nhất. Hãy liên hệ ngay với Seoul Academy. Seoul Academy – Hệ Thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với 4 cơ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
- Xưởng Nội Thất Đạt Phát
- Liên hệ:KTS Mr Hiếu 0908 337963
- Zalo(Phone): 0938986801
- Email: hieusofa1972@gmail.com
- Website: KHUYẾN MÃI NAIL SPA
- Website: DỊCH VỤ SOFA
- Website: DỊCH VỤ KARAOKE