Có rất nhiều bạn hỏi tôi: Để hoàn thiện một phòng karaoke phải chi phí hết bao nhiêu tiền? hay đại loại là đầu tư một phòng hát karaoke cần phải chi vào những khoản gì?… Hôm nay tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết ” Khi bạn muốn làm 1 phòng karaoke gia đình hoặc karaoke để kinh doanh ” bạn sẽ phải đầu tư những hạng mục gì và tổng thể chi phí đầu tư [ giá đầu tư 1 phòng karaoke ] sẽ hết bao nhiêu tiền.
Để thiết kế phòng karaoke chuyên nghiệp ta phải đầu tư nhiều hạng mục nhỏ, từ bàn ghế, cách âm trang trí, âm thanh loa đài… Bạn phải thật sự đầu tư đúng, đầu tư tiết kiệm trên từng hạng mục cần phải chi để có thể có được cho mình phòng karaoke đẳng cấp nhưng giá thành đầu tư là thấp nhất.
Chúng ta cùng nhau đi sâu phân tích những vấn đề cần đầu tư hoàn thiện cho 1 phòng karaoke và phân tích giá đầu tư chi tiết từng hạng mục phòng karaoke có diện tích tiêu chuẩn khoảng 30 m2 sàn.
Những hạng mục cần phải đầu tư cho 1 phòng karaoke chuyên nghiệp.
1. Chi phí đầu tư cho phần thô xây dựng cơ bản.
Chi phí xây dựng ( Phần xây dựng nền móng, xây trát ốp lát… cho phòng karaoke đó ). Yêu cầu diện tích tối thiểu phải trên 20 m2 sàn… Tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên làm tối thiểu cho phòng karaoke của mình từ 22 m2 sàn trở lên. Bởi lẽ sau này bạn làm cách âm cho phòng karaoke 20 m2 bạn sẽ mất khoảng gần 2m2 cho vấn đề làm vách cách âm. Như vậy phòng karaoke của bạn sẽ chỉ còn khoảng 18 m2… và như vậy bạn sẽ không đủ diện tích để xin cấp phép.
– Với công trình đã có sẵn phòng hoặc đã hoàn thiện xây thô thì ta không phải bàn tính gì về chi phí của phần này.
– Với những chủ đầu tư có ý định mở phòng karaoke để kinh doanh bắt đầu xây dựng từ móng đến mái… bạn sẽ phải quan tâm đến phần này. Phần thô xây dựng từ móng, mái, xây trát, ốp lát gạch… thông thường chi phí phần thô xây dựng cho công trình karaoke sẽ dao động từ 3 đến 4 triệu / 1m2 sàn xây dựng ( Nhà 1 trệt hay còn gọi là nhà 1 tầng ).
-> Vậy với phòng karaoke cơ bản với diện tích khoảng 30 m2 thì chi phí sẽ khoảng: 90 triệu đến 120 triệu đồng. [ A ]
2. Chi phí đầu tư cho phần cách âm phòng karaoke.
Tất nhiên rồi!… với một phòng hát karaoke muốn chuyên nghiệp, muốn âm thanh hay… đương nhiên phòng karaoke đó phải có cách âm. Cách âm có tách dụng cách âm thanh với các phòng karaoke khác bên cạnh hoặc cách âm thanh với nhà hàng xóm.
Có nhiều cơ sở kinh doanh karaoke có thể đã có lớp cách âm cũ hoặc cũng có thể không cần lớp cách âm… chúng tôi cũng có thể tạo nên cho bạn 1 phòng karaoke đẳng cấp. Tuy nhiên để mọi thứ hoàn hảo và phòng hát của bạn âm thanh đạt chất lượng cao nhất… tôi vẫn khuyên bạn nên đầu tư thi công lớp cách âm cho phòng karaoke của bạn. Giá đầu tư 1 phòng karaoke phụ thuộc vào bạn định đầu tư mức độ cách âm thế nào… Nếu bạn yêu cầu cách âm càng tốt thì chi phí đầu tư cho 1 phòng karaoke bắt buộc phải tăng cao. Tuy nhiên ở đây tôi đang dự toán cho bạn với mức độ cách âm cơ bản Basic với đầy đủ các lớp cách âm như: Xốp, bông thủy tinh, bông khoáng, túi khí, gỗ ép 10mm, khung sét hộp kẽm hàn…
– Chi phí đầu tư cách âm cơ bản thông thường chi phí khoảng 1 triệu / 1 m2 sàn. ( Cách âm đầy đủ các lớp gồm: Cao su, xốp, bông thủy tinh, túi khí, gỗ MHF )
-> Như vậy chi phí cách âm cho phòng karaoke 30 m2 sẽ khoảng: 1 x 30 = 30 triệu đồng [ B ]
Xem thêm: Top mẫu phòng karaoke đẹp nhất, mới nhất 2021 của Việt Á Group
3. Chi phí đầu tư cho phần tiêu âm trang trí phòng karaoke.
Phòng karaoke hiện nay trên thị trường được các đơn vị thi công karaoke đang sử dụng đa dạng rất nhiều vật liệu. Đặc biệt rất nhiều phong cách được triển khai… Từ karaoke phong cách hiện đại, mini bar, cổ điển, hoàng gia hay sang trọng Luxury… vấn đề nằm ở chỗ bạn thích phong cách nào sẽ được áp dụng cho phòng karaoke của bạn mà thôi.
Với tất cả các phòng karaoke phong cách đó giá trang trí 1 phòng karaoke để có được chất lượng chuyên nghiệp sẽ dao động khoảng từ 4 đến 6 triệu đồng / 1 m2 sàn. ( Giá này đã bao gồm các loại hiệu ứng ánh sáng, màn hình led P10, ánh sáng cơ bản khác).
-> Như vậy chi phí đầu tư trang trí cho 1 phòng karaoke 30 m2 sẽ dao động khoảng: 4 x 30 = 120 triệu đến 6 x 30 = 180 triệu đồng. [ C ]
Giới thiệu: Một số địa chỉ nhà cung cấp vật liệu trang trí phòng karaoke uy tín, chất lượng với giá rẻ nhất.
4. Chi phí mua nội thất bàn ghế sofa cho phòng karaoke.
Bàn ghế nội thất cho phòng karaoke thì không khó để bạn hình dung. Thông thường với phòng karaoke 30 m2 sẽ cần khoảng 12 m dài ghế, và khoảng 2 cái bàn.
– Giá ghế sofa karaoke khoảng 1,1 triệu/ m dài đến 1,6 triệu/ m2… tùy từng chất liệu, phong cách của ghế mà bạn định làm cho phòng karaoke của mình, như vậy chi phí ghế sofa cho phòng karaoke của bạn khoảng: 1,1 x 12 = 13,2 triệu đến 1,6 x 12 = 19,2 triệu đồng [ D1 ]
– Giá bàn karaoke khoảng 3,5 triệu đến 7 triệu / 1 chiếc bàn tùy theo mẫu mã và chất liệu. Vậy chi phí mua bàn cho phòng karaoke của bạn sẽ khoảng: 2 x 3,5 = 7 triệu đến 2 x 7 = 14 triệu đồng [ D2 ]
5. Chi phí đầu tư âm thanh karaoke cho phòng karaoke 30 m2.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng loa, rất nhiều đơn vị chuyên setup lắp đặt âm thanh karaoke… và tất nhiên giá thành âm thanh để lắp full đầy đủ cho một phòng karaoke diện tích sàn 30 m2 sẽ có rất nhiều mức giá khác nhau.
Theo kinh nghiệm của tôi về giá đầu tư âm thanh cho 1 phòng karaoke chuyên nghiệp… bạn nên sử dụng các hãng loa nổi tiếng và được thị trường kiểm chứng chất lượng như ( JBL, Martin, Idea, Tannoy, 4 Acostic…).
-> Và với phòng karaoke khoảng 30 m2 chi phí âm thanh bạn phải đầu tư sẽ dao động từ 130 triệu đến 170 triệu / 1 phòng [ E ]
6. Chi phí đầu tư điều hòa, tivi cho phòng karaoke 30 m2.
– Với phòng karaoke 30 m2 sàn tất nhiên bạn phải dùng điều hòa 18.000 BTU rồi… và để tiết kiệm 1 chút chi phí tôi khuyên bạn nên dùng điều hòa 18 000 BTU loại 1 chiều. Giá loại điều hòa này dao động từ 14 đến 16 triệu ( Bao gồm cả lắp đặt ) [ F1 ]
– Tivi bạn có thể dùng 1 hoặc 2 cái, tùy theo sở thích, nhu cầu hoặc theo thiết kế. Có nhiều cơ sở kinh doanh không muốn quá nhiều tivi sẽ làm xấu Decor trang trí phòng… và chỉ tập trung vào 1 tivi lớn duy nhất. Tuy nhiên đó là sở thích riêng… Và với phòng karaoke 30 m2 bạn sẽ phải đầu tư khoảng 12 đến 18 triệu cho 1 đến 2 cái tivi [ F2 ]
( Lưu ý sử dụng loại tivi 4k chuyên dụng cho phòng karaoke bạn nhé. Tivi này có mặt kính cường lực không vỡ và đặc biệt là giá rất rẻ để giảm chi phí đầu tư nhé… Call cho đơn vị bán tivi cường lực giá rẻ toàn quốc: Mrs Hồng 0868.868.986 )
Tổng chi phí đầu tư cho 1 phòng karaoke có diện tích 30 m2 sàn?
Chúng ta đang phân tích tổng chi phí đầu tư 1 phòng karaoke có diện tích sàn khoảng 30 m2. Và như ở trên đã phân tích chúng ta cần đầu tư đầy đủ 06 mục để có thể tạo ra phòng karaoke chuyên nghiệp.
Với 06 mục trên ta lần lượt cộng các mục dự trù chi phí như sau: [ A ] + [ B ] + [ C ] + [ D1 ] + [ D2 ] + [ E ] + [ F1 ] + [ F2 ]
A. Chi phí đầu tư cho 1 phòng karaoke 30 m2 ở mức tối thiểu.
– Giá trị tối thiểu ( Min ) = 90 + 30 + 120 + 13,2 + 7 + 130 + 14 + 12 = 416,2 triệu đồng. ( Bao gồm từ xây thô, móng mái đến hoàn thiện cuối cùng )
Đây là chi phí đầu tư cho phòng karaoke 30 m2 sàn ở mức độ tiết kiệm tối đa. Với mức đầu tư này chủ đầu tư sẽ phải tinh giảm tuyệt đối các chi phí không cần thiết để có được mức chi phí thấp nhất.
B. Chi phí đầu tư cho 1 phòng karaoke 30 m2 ở mức tối đa.
– Giá trị tối đa ( Max ) = 120 + 30 + 180 + 19,2 + 14 + 170 + 16 + 18 = 567,2 triệu đồng. ( Bao gồm từ xây thô, móng mái đến hoàn thiện cuối cùng )
Đây là mức chi phí đầu tư thoải mái nhất, chủ đầu tư sẽ chịu chi… đầu tư tối đa mọi hạng mục để phòng karaoke của bạn được tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Khi bạn cần tư vấn thêm về thiết kế hay thi công phòng karaoke chuyên nghiệp hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất hoàn toàn miễn phí. Việt Á Group tự hào là đơn vị tin cậy, uy tín hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thiết kế thi công nội thất karaoke. Các bạn hoàn toàn yên tâm tuyệt đối 100% khi làm việc với chúng tôi… Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các quý chủ đầu tư những phòng karaoke đẳng cấp nhất với giá thành rẻ nhất thị trường.
- Xưởng Nội Thất Đạt Phát
- Liên hệ:KTS Mr Hiếu 0908 337963
- Zalo(Phone): 0938986801
- Email: hieusofa1972@gmail.com
- Website: KHUYẾN MÃI NAIL SPA
- Website: DỊCH VỤ SOFA
- Website: DỊCH VỤ KARAOKE