Kinh Doanh tiệm nail ở quê và 6 điều cần ghi nhớ nếu muốn thành công

Kinh doanh tiệm nail ở quê mở ra một cơ hội phát triển lớn và tiềm năng dành cho những bạn sau khi đã hoàn thành xuất sắc các khóa học làm nail của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ thành công với ý tưởng này nếu như không biết cách bắt đầu, vận hành và duy trì cửa tiệm. Bài viết cung cấp đến bạn đọc những vấn đề cần ghi nhớ để thành công với cửa tiệm nail riêng.

Kinh Doanh tiệm nail ở quê và 6 điều cần ghi nhớ nếu muốn thành công
Kinh Doanh tiệm nail ở quê và 6 điều cần ghi nhớ nếu muốn thành công

Kinh doanh tiệm nail ở quê – ý tưởng tiềm năng

Có thể nói, nhu cầu làm đẹp là của mọi người, mọi lứa tuổi, mọi khu vực sinh sống. Không chỉ nhất thiết những ai sinh sống ở các thành phố hay khu vực thành thị đông đúc có điều kiện mới nghĩ đến việc làm đẹp cho đôi tay/chân.

Trong những dịp đặc biệt, các chị, các mẹ ở quê cũng sẽ có nhu cầu tô điểm để phần móng được gọn gàng, sạch sẽ và đẹp mắt hơn. Và chắc chắn rằng, điều này sẽ ngày càng phổ biến hơn bởi cuộc sống đã ngày càng hiện đại, thoải mái và không còn khó khăn như trước nữa. Mọi người đã có thể phần nào thoát khỏi những nỗi lo lắng kiếm sống từng bữa.

kinh doanh nail o que
Kinh doanh tiệm nail ở quê – hướng đi có tiềm năng

>>> Xem thêm: Kinh doanh spa và những lưu ý nhất định phải nắm phải để kinh

Đây chính là lý do tại sao ý tưởng kinh doanh tiệm nail ở quê sẽ càng trở nên có tiềm năng hơn trong tương lai. Trước hết, chúng ta có thể thấy, nhu cầu lớn nhưng số lượng cửa tiệm nail chất lượng lại không có nhiều. Một số ít các cửa tiệm hoạt động nhưng không đủ quy mô để cung cấp dịch vụ. Cơ hội để phát triển cửa tiệm, có được nguồn thu lớn không là điều xa vời.

Một điểm đáng lưu ý và cũng là điều thuận lợi dành cho những ai có ý định kinh doanh ở quê, đó chính là vấn đề về mặt bằng, cơ sở vật chất. Do mở tiệm ở quê nên mọi người có thể tận dụng phần đất của gia đình mình. Nếu không, số tiền để thuê mặt bằng cũng khá rẻ. Như vậy, tổng chi phí để xây dựng nên một hệ thống tiệm khang trang, chất lượng không là mối lo quá lớn.

Đối tượng phù hợp để kinh doanh tiệm nail ở quê

Bất cứ ai đã hoàn thành các khóa học làm nail tại các trường đào tạo uy tín, tốt nghiệp với chứng chỉ nghề đều có thể tự mở tiệm riêng. Những ai không mạnh về vốn, cảm thấy không đủ sức cạnh tranh khi gầy dựng sự nghiệp ở thành phố lớn có thể trở về quê hương để kinh doanh tiệm nail.

kinh doanh tiem nail o que 1
Đối tượng phù hợp mở tiệm nail ở quê

>>> Xem thêm: Xu hướng mở spa ở quê – Làng gió mới suy nghĩ về nghề spa

Ngoài ra, trong trường hợp bạn không có kỹ thuật làm nail xuất sắc nhưng lại yêu thích kinh doanh thì vẫn có thể thực hiện. Thay vì tự đứng ra làm cho khách thì có thể thuê những kỹ thuật viên chuyên về nail để cùng nhau phát triển cửa tiệm.

Những điều cần lưu ý nếu muốn kinh doanh tiệm nail thành công

Trên thực tế, có khá nhiều vấn đề cần quan tâm khi mở được một tiệm nail, dù ở quê hay các thành phố lớn. Nếu quan tâm tới điều này, dưới đây là những thông tin bạn cần lưu ý và lên kế hoạch rõ ràng để kinh doanh thành công:

Mức vốn mở tiệm nail ở quê

Tuy rằng, mọi chi phí ở quê sẽ có mức thấp hơn so với các thành phố lớn nhưng để có thể mở được một tiệm nail đúng nghĩa cũng cần một số vốn kha khá. Tùy vào khả năng của bản thân mà xây dựng quy mô tiệm nail lớn hay nhỏ. Mức tối thiểu cho một tiệm nail nhỏ nằm ở khoảng 50 triệu. Mức này áp dụng đối với việc sử dụng đất có sẵn tại gia đình, không tốn phí thuê mặt bằng.

kinh doanh tiem nail o que 1
Dự trù mức vốn kinh doanh tiệm nail

Mọi chi phí này sẽ được tập trung vào đầu tư vào máy móc, thiết bị, dụng cụ làm nail, thuê nhân viên… Một phần sử dụng để trang trí bên trong và ngoài cửa tiệm. Do đó, bạn cần dự trù mọi khoản chi để kinh doanh tiệm nail ở quê một cách cụ thể, tránh việc đã bắt tay vào xây dựng nhưng thiếu vốn.

Đội ngũ kỹ thuật viên làm nail

Để tạo được danh tiếng cho tiệm nail ở quê thì đội ngũ kỹ thuật viên làm nail gần như là yếu tố quyết định. Bởi lẽ, mọi người sẽ không quá quan trọng hình thức của cửa tiệm mà thường tập trung vào thái độ phục vụ và vẻ đẹp của sản phẩm nail.

kinh doanh tiem nail o que 2
Đội ngũ kỹ thuật viên cho tiệm nail

>>> Xem thêm: Những dụng cụ cần thiết khi mở tiệm nail

Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể là người trực tiếp làm nail cho khách. Để đạt hiệu quả, thì cần phải học các lớp làm nail chuyên nghiệp, có đủ các chứng chỉ hành nghề. Hoặc nếu không có khả năng thì có thể thuê nhân viên làm nail cho tiệm. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà quyết định số lượng kỹ thuật viên nhé!

Vị trí kinh doanh

Về vấn đề vị trí mở tiệm, mặt bằng, nên chọn những nơi đắc địa, thuận lợi cho việc đi lại. Quan trọng hơn hết là ở khu có số lượng dân cư đông sẽ là lợi thế để cửa tiệm phát triển về sau. Nên chọn nơi thoáng mát, rộng rãi để khách hàng cảm thấy dễ chịu và hứng thú khi đến làm nail.

kinh doanh tiem nail o que 2
Vị trí mở tiệm nail

Cơ sở pháp lý để mở cửa tiệm nail

Mọi cơ sở kinh doanh để được hoạt động một cách hợp pháp và được nhà nước bảo vệ quyền lợi, đều cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký. Theo đó, kinh doanh tiệm nail ở quê thuộc mô hình kinh doanh hộ cá thể. Hình thức này thuộc về một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.

kinh doanh tiem nail o que 3
Cơ sở pháp lý của việc mở tiệm nail

Các loại giấy tờ cần thiết kế tiến hành đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Trong đó cần điền đầy đủ mọi thông tin về chủ tiệm, CMND chủ tiệm, tên cửa tiệm, địa chỉ…;
  • CMND/CCCD photo có công chứng của người làm chủ tiệm nail;
  • Giấy tờ liên quan đến cửa tiệm như: Giấy chứng nhận sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất, bản sao sổ đỏ thửa đất…;

Sau khi hoàn thiện các loại giấy tờ theo yêu cầu, tiến hành nộp về cơ quan có thẩm quyền tại xã/ quận – huyện nơi mở tiệm nail. Sau khoảng thời gian từ 4 – 7 ngày, hồ sơ sẽ được xét duyệt nếu không có bất kỳ vấn đề hoặc thiếu sót nào. Khi đó, bạn đã có thể khai trường cửa tiệm và đưa vào hoạt động.

Cơ sở vật chất, dụng cụ

Về cơ sở vật chất, trước hết là cần quan tâm đến cách bày trí, sắp xếp mọi thứ bên trong cửa tiệm. Nên đề cao tính trang trọng, thoải mái và đơn giản. Không cần quá cầu kỳ, xa hoa, bởi phong cách này sẽ không thực sự phù hợp với các cửa tiệm nail ở quê.

kinh doanh tiem nail o que 3
Đầu tư cơ sở vật chất, dụng cụ làm nail

Riêng về bàn ghế, dụng cụ làm nail, cần đảm bảo về mặt chất lượng để khẳng định được thương hiệu quả bạn. Cần đảm bảo nguồn gốc, chất lượng của sơn gel, bột đắp nail, dụng cụ làm sạch móng… Một sự thật mà ai cũng đều công nhận rằng, dù có diện tích nhỏ nhưng chất liệu đảm bảo, an toàn, tay nghề cao, mẫu nail đẹp thì cửa tiệm của bạn vẫn luôn được đánh giá cao.

Chiến lược thu hút khách hàng

Có thể thấy, dù quê mô kinh doanh tiệm nail ở quê lớn đến đâu nhưng chiến lược thu hút không đảm bảo thì cũng sẽ không đem lại thành công. Bởi dịch vụ tại cửa tiệm chất lượng và uy tín nhưng không được quảng bá thì cũng sẽ có rất ít khách hàng tiếp cận được.

kinh doanh tiem nail o que 4
Thu hút khách hàng, phát triển tiệm nail

Có rất nhiều cách để có thể thu hút đến khách hàng. Tận dụng những lời khen của vị khách cũ để truyền đến mọi người, tạo được danh tiếng. Hoặc cũng có thể tận dụng sự phổ biến của mạng xã hội, lập một fanpage riêng cho cửa tiệm của bạn. Từ đó, mỗi ngày đăng tải những status hay về nail, những hình ảnh về các tác phẩm xinh xắn do bạn thực hiện… Như vậy, hiệu quả của việc tiếp cận sẽ cao hơn.

Kinh doanh tiệm nail ở quê không khó, tuy nhiên, cũng sẽ không dễ thành công nếu như không hiểu rõ về cách thức xây dựng cũng như duy trì hoạt động. Hãy tự tin trên con đường xây dựng sự nghiệp ở quê hương, tận dụng mọi ưu thế có sẵn để phát triển cửa tiệm bạn nhé! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ quốc tế.

Tư Vấn Thiết Kế Thi Công Sofa Phòng Khách-Phòng Karaoke - Tiệm Nail Spa - Chuyên đóng bàn ghế Nail - Spa, Giường gội dưỡng sinh giá rẻ tại Xưởng
Chuyên cung cấp ghế sofa, bọc lại ghế Sofa các loại,đóng bàn ghế tiệm nail, giường gội đầu nội thất Nail Spa cao cấp tại TP Hồ Chí Minh, Tư vấn thiết kế báo giá thi công Shop Nail Spa trọn gói giá trực tiếp tại xưởng không qua trung gian Zalo 0908.337.963 - 0938.986.801.