Xu hướng làm đẹp đang rất thịnh hành khoảng thời gian trở lại đây. Nắm bắt được điều đó, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn mở những mô hình làm đẹp, trong đó có những tiệm nail. Mô hình từ nhỏ đến lớn, đơn chuỗi đều phát triển nhanh và mang lại nguồn lợi nhuận lớn, quy trình mở cũng không quá phức tạp. Nếu bạn cũng đang có dự định mở tiệm nail nhỏ nhưng không biết bắt đầu từ đâu, cũng như để mở tiệm nail thì cần bao nhiêu vốn. Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk xin chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn có thể hình dung rõ ràng hơn về chi phí cũng như các công việc cần làm khi chuẩn bị mở một tiệm nail nhỏ nhé.
1. Đặc điểm của một tiệm nail nhỏ
Do đặc thù của mô hình này cung cấp dịch vụ chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, bởi vậy yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định ghé thăm của khách hàng chính là không gian, dụng cụ, cơ sở vật chất. Mô hình làm đẹp nhưng bừa bộn, không đảm bảo vệ sinh, bẩn đương nhiên không thể khiến khách hàng quay trở lại lần 2.
Bên cạnh đó, đối tượng chủ yếu là các chị em phụ nữ, ghé thăm để làm đẹp, họ cũng cần có sự tư vấn, hỗ trợ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng trao đổi, thấu hiểu khách hàng và hơn cả là có gu thẩm mĩ tốt. Vì là công cuộc làm đẹp mà cái đẹp đôi khi lại rất cảm tính, nên thẩm mĩ của chuyên viên vô cùng quan trọng. Càng ở những mô hình nhỏ, nếu thợ có tay nghề cao lại càng có cơ hội được khách hàng giới thiệu những mối quan hệ thân quen của họ ghé thăm và tạo thành một lượng khách quen.
Bên cạnh dịch vụ làm nail, các cơ sở này còn mở thêm các dịch vụ gia tăng như gội đầu, chăm sóc da mặt, massage, nối mi… Các thực khách có thể trải nghiệm đồng thời dịch vụ này kết hợp cùng dịch vụ khách tại ngay cùng một cơ sở. Điều này vừa gia tăng trải nghiệm của khách hàng vừa giúp quán có thể đa dạng dịch vụ, mang về nhiều lợi nhuận hơn.
Các mô hình làm đẹp như làm nail có thể cân nhắc việc sử dụng các mặt bằng xung quanh khu vực dân cư hoặc các khu vực có đông văn phòng. Khách hàng xung quanh các khu vực này có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi của họ để làm đẹp sau đó quay trở lại công việc. Tận dụng được mặt bằng tại đây, kèm chất lượng dịch vụ ổn định, chắc chắn quán sẽ có nhiều khách hàng.
2. Kinh nghiệm mở tiệm nail. Những chi phí cần có để mở một tiệm nail nhỏ
2.1. Đối tượng khách hàng mục tiêu
Đa số các khách hàng của tiệm làm nail là các chị em phụ nữ, là những người có nhu cầu cao về làm đẹp. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xác định khách hàng mục tiêu của tiệm trước khi bước vào kinh doanh, để xây dựng phong cách cho quán. Việc xác định khách hàng mục tiêu cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc lựa chọn mặt bằng, cơ sở vật chất. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu dựa trên: độ tuổi, mức thu nhập,…
2.2. Mặt bằng
Đây là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự hiệu quả kinh doanh của cửa hàng. Vì vậy, các cửa tiệm nên được đặt ở những khu đông đúc dân cư, khu chợ,…có thể trong ngõ nhưng phải dễ tìm và dễ nhìn. Tuy nhiên, tránh mở ở vị trí mặt tiền các đường lớn, vì chi phí mặt bằng sẽ khá cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn.
Lưu ý: nếu bạn có thể mở một tiệm nail ở ngay nhà bạn, thì có thể sẽ tiết kiệm chi phí trong khoảng thuê mặt bằng.
2.3. Chi phí mở một tiệm nail nhỏ
Vậy tổng chi phí mở tiệm nail nhỏ, sẽ dao động vào khoảng 95-180 triệu đồng cho sự đầu tư ban đầu. Ngoài ra, bạn phải dự trù thêm vào vốn mở tiệm nail nhỏ kinh phí khoảng 15-30 triệu cho mỗi tháng, để duy trì hoạt động của cửa tiệm nail.
a. Chi phí cố định:
Nội dung Chi phí Ghi chú Biển hiệu
Phải thể hiện đầy đủ các thông tin bao gồm: thương hiệu, logo, dịch vụ, hình ảnh dịch vụ, địa chỉ, phương thức liên lạc…
6-14 triệu đồng (chiếm khoảng 8-12%)
Số tiền chi cho khoản này không nên quá nhiều.
Tiền thuê mặt bằng Mặt bằng >20m2 ở vị trí đẹp từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ở trong ngõ, có thể thông nhau và ô tô có thể đi lại được
khoảng 15 triệu đổ xuống Cơ sở vật chất
Những trang thiết bị thắp sáng, trang trí, nội thất, quầy thu ngân,…
30 -50 triệu đồng
Tùy thuộc vào mô hình quán nail lớn hay nhỏ để sắm cơ sở vật chất khác nhau.
Trang thiết bị đồ dùng làm nail Dụng cụ làm nail, đồ sơn móng, ghế và laval làm nail, tủ kệ để đồ làm nail,… 70-80 triệu đồng
Dụng cụ cũng tùy thuộc loại mô hình kinh doanh để chi mua những dụng cụ đắt tiền đến vừa phải chi phí.
b. Chi phí không cố định:
Nội dung Chi phí Ghi chú Chi phí dự phòng Cần dự trù một số khoản phí khác như: internet, điện, nước, rác, camera… 8-12triệu đồng/tháng Tùy vào nhu cầu sử dụng mỗi tháng sẽ khác nhau. Lương nhân viên Một tiệm nail nhỏ nên tuyển dần theo số lượng khách để giảm chi phí trả lương.
Chọn người học việc để làm những công việc phụ, và những người có tay nghề để làm những phần chính và công việc tốt nhất.
5-10triệu/nhân viên Đối với nhân viên cứng có tay nghề: sẽ có mức lương 5 – 10 triệu.
Nhân viên học việc trong quán nail: 3 – 5 triệu
Nhân viên part – time: 1,5 – 2 triệu
Marketing Chi phí cho việc quảng bá thương hiệu tiệm nail cũng cần chi một khoản kha khá. Vì nó giúp tiệm nail của bạn được biết đến nhiều hơn. 5 – 30 triệu Chi phí này có thể chi cho nhiều đợt. thông thường sẽ là các dịp khai trương, lễ lớn.
3. Những dụng cụ cần có khi mở tiệm nail
Việc trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để làm nail, cho khách hàng vô cùng quan trọng, bao gồm các vật dụng sau:
3.1 Kệ để sơn móng tay (gồm sơn móng tay, mẫu nail)
Kệ để sơn móng tay phải rộng rãi và chứa được nhiều loại sơn móng tay có kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Vì vậy nó là một trong những nguyên liệu cần thiết của tiệm nail. Ngoài ra nó cũng góp phần trang trí cho tiệm nail của bạn, tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc trang trí.
3.2. Tủ để dụng cụ làm nail
Tùy thuộc vào kinh phí, hoặc diện tích mặt bằng để lựa chọn tủ, để dụng cụ làm nail sao cho hợp lý và phù hợp với bố cục của tiệm nail. Có thể chọn loại tủ đứng, cho không gian thoáng hơn, hay sử dụng tủ treo tường thì chi phí sẽ giảm không ít.
3.3. Ghế cho khách hàng
Bạn nên chọn ghế có đệm êm ái và thoải mái, sẽ giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn và sẽ tăng khả năng quay trở lại tiệm nail của bạn. Những chiếc ghế tinh tế, cũng là một trong những yếu tố tạo sự thu hút cho cửa tiệm.
3.4. Xe đẩy đồ nghề làm nail chuyên dụng
Việc sơn, chăm sóc móng tay và móng chân, cần rất nhiều công đoạn, rất nhiều đồ nghề để làm. Nên chiếc xe đẩy làm móng sẽ giúp các nhân viên di chuyển chúng một cách dễ dàng và thuận tiện.
3.5. Dụng cụ và đồ nghề làm móng cơ bản
Những dụng cụ như: kéo cắt da, bấm móng tay, nước tẩy móng, tăm bông, dụng cụ đẩy móng, dũa, đèn led,…Đây là những dụng cụ không thể thiếu khi mở một tiệm nail. Các thiết bị phù hợp như đèn led, giúp làm khô móng tay của khách sau khi đánh bóng để tránh bị lem cũng như nâng cao chất lượng.
3.6. Các thiết bị vệ sinh
Trước khi tiến hành vẽ móng cho khách cần phải vệ sinh móng cho khách. Để việc vệ sinh diễn ra thuận lợi và sạch sẽ gọn gàng cần có bệ laval. Chủ quán cần sắm bệ laval, sao cho phù hợp với ghế khách ngồi làm móng, cũng như tổng thể phong cách trang trí của quán. Tránh việc lệch tông gây xấu bối cảnh.
4. Lưu ý
Chăm sóc nail có thể được xem là một trong những ngành nghề đang cạnh tranh khốc liệt nhất hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu cũng như xu hướng của thị trường, đã có nhiều tiệm nail mở cửa ở khắp nơi. Nhưng để thành công thì bạn hãy lưu ý những điều sau đây:
- Cần chuẩn bị đầy đủ các kiến thức về chuyên môn, kinh nghiệm cũng như bằng cấp liên quan đến ngành nghề này.
- Vấn đề tài chính cũng là một trong những việc cần được ưu tiên và cẩn trọng, nên phải lập một kế hoạch tài chính.
- Tìm địa điểm, mặt bằng thuận lợi (khu vực đông dân, chung cư, văn phòng,…).
- Đầu tư máy móc và trang thiết bị như bàn, ghế, kệ, tủ, quầy, các vật trang trí phù hợp mô hình bạn lựa chọn.
- Đăng ký đầy đủ các thủ tục cũng như giấy phép kinh doanh.
- Tiếp thị, quảng bá, và các công việc truyền thông marketing hợp lý.
5. Vận hành
Hiện tại nhiều tiệm nail áp dụng phần mềm vào hoạt động quản lý của mình để giảm thiểu và hạn chế sai sót và nhầm lẫn trong quá trình vận hành. Thay vì việc thống kê doanh thu, đặt lịch với khách qua excel hoặc ghi chép thủ công, giờ đây, việc quản lý hoạt động của spa từ việc xếp lịch cho khách, tính tiền dịch vụ theo gói được chính xác. Nhân viên cũng chủ động hơn trong việc tư vấn khách hoặc bán thêm các gói dịch vụ kết hợp.
Đặc biệt với tính năng phát hành thẻ thành viên và tích điểm tự động, phần mềm quản lý tiệm nail có thể hỗ trợ bạn theo dõi hoạt động của khách hàng. Dịch vụ ưa thích của họ là gì, họ thường ghé thăm tiệm có thường xuyên không. Từ đó, chủ tiệm có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi phù hợp để chăm sóc và khuyến khích khách hàng trở thàn hcasc khách hàng thân thiết.
>> Chi tiết về Phần mềm quản lý tiệm nails chuyên nghiệp và dễ dùng 2022 <<
6. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ dưới đây của MISA CukCuk đã có thể giúp bạn hình dung rõ hơn các đầu mục cần làm cũng như chi phí cần chuẩn bị khi có dự định mở tiệm nail nhỏ. Mong rằng, MISA CukCuk có thể đồng hành, hỗ trợ bạn trong suốt hoạt động kinh doanh và vận hành. Chúc bạn kinh doanh may mắn và thành công.
- Xưởng Nội Thất Đạt Phát
- Liên hệ:KTS Mr Hiếu 0908 337963
- Zalo(Phone): 0938986801
- Email: hieusofa1972@gmail.com
- Website: KHUYẾN MÃI NAIL SPA
- Website: DỊCH VỤ SOFA
- Website: DỊCH VỤ KARAOKE